Cách xây dựng niềm tin khách hàng cho website thương mại điện tử của bạn

Những biến đổi trong năm 2020 càng cho thấy rõ tầm quan trọng của Website thương mại điện tử, nó giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn để đối phó tốt với bất ổn.

Cách xây dựng niềm tin khách hàng cho Website thương mại điện tử của bạn

Hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến.

Nền kinh tế dần mở cửa, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, kinh doanh trực tuyến cũng trở thành xu hướng phổ biến. Theo đó, để kinh doanh trực tuyến, Website thương mại điện tử là một trong những nền tảng bạn nên đầu tư. Đây là kênh giúp bạn tạo dựng niềm tin với khách hàng trên môi trường Internet. Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng niềm tin khách hàng Website thương mại điện tử. Dù bạn đang sở hữu công ty thương mại điện tử lâu năm, hay bạn chỉ mới bắt đầu cửa hàng trực tuyến của mình, năm mẹo tôi nhắc đến sau đây đều sẽ phù hợp để áp dụng.

Điểm neoĐảm bảo với khách hàng về sự an toàn

Năm vừa qua là một năm khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp. Tình hình dịch bệnh khiến mọi người đều lo lắng về sự lây truyền qua tiếp xúc vật lý. Các quy tắc về đảm bảo khoảng cách vật lý được áp dụng và khuyến khích mạnh mẽ.

Một số công ty đã đưa ra chính sách đặt hàng Online, giao hàng không tiếp xúc để khách hàng yên tâm mua sắm, kích thích tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp của bạn có chính sách này, hãy kết hợp cùng các quy tắc khác về cách xử lý sản phẩm từ đóng gói đến giao hàng và các biện pháp an toàn được tuân thủ tại nơi làm việc của bạn. Ví dụ như đeo khẩu trang và các thiết bị bảo hộ, thông báo rõ ràng cho khách hàng của bạn.

Bạn cũng có thể gửi Email thông tin về các điều này cho tất cả khách hàng đăng ký nhận tin của bạn. Đồng thời thông báo trên Website thương mại điện tử của bạn. Điều này sẽ cho khách hàng thấy rằng sự an toàn của họ là mối quan tâm hàng đầu của bạn. Hiển nhiên bạn cần đăng ký và sử dụng email tên miền riêng cho nhân viên công ty mình.

Hơn nữa, bạn cũng nên thông báo những chính sách này cho từng thành viên trong doanh nghiệp của bạn và đảm bảo rằng mọi người đều tuân thủ. Điều này nhằm đảm bảo cho quá trình mua sắm trở nên an toàn cho khách hàng cũng như nhân viên.

Điểm neoHãy minh bạch về sự chậm trễ

Cách xây dựng niềm tin khách hàng cho Website thương mại điện tử của bạn

Hãy minh bạch sự chậm trễ và có những chính sách bù đắp để xoa dịu khách hàng.

Sự cạnh tranh trong Thương mại điện tử khiến các doanh nghiệp bắt buộc phải luôn có sẵn hàng và cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh nhất, tiện lợi nhất có thể. Hầu hết mỗi doanh nghiệp hiện nay đều có Website thương mại điện tử để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.

Tuy nhiên, hầu hết các công ty Thương mại điện tử dựa vào các bên thứ ba như nhà cung cấp, cơ sở lưu kho, đơn vị quản lý giao hàng, bộ phận hỗ trợ khách hàng,… Do đó, có thể bạn sẽ gặp trường hợp chậm trễ giao hàng cho khách. Thông thường, sự chậm trễ này không nằm trong tầm kiểm soát của bạn, nhưng điều này vẫn có thể làm khách hàng mất thiện cảm với doanh nghiệp. Hãy minh bạch sự chậm trễ, hay bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Đồng thời, bạn cũng cần xử lý phàn nàn một cách cẩn thận, thể hiện sự quan tâm đến khách hàng của mình.

Quan trọng hơn nữa, bạn cần đảm bảo thông báo thời gian chờ thực tế để mọi người không có những kỳ vọng phi thực tế khiến họ thất vọng. Nếu sản phẩm hết hàng, bạn phải mất thời gian để có được sản phẩm đó, hãy cho khách hàng biết. Đồng thời, hãy đưa ra các lựa chọn thay thế và có những chính sách bù đắp cho sự chậm trễ, thưởng cho sự kiên nhẫn của khách hàng. Ví dụ tặng họ phiếu mua hàng, chiết khấu, quà tặng, hoặc miễn phí giao hàng, sản phẩm nào đó,…

Điểm neoCải thiện trải nghiệm trang Web của bạn

Đừng bao giờ ngừng việc cải thiện Website thương mại điện tử của bạn, đặc biệt là cải thiện trải nghiệm trang. Dưới đây là ba điều bạn cần ghi nhớ khi muốn cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang Web của mình.

Landing Page độc đáo cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định

Để làm nổi bật cho chương trình ưu đãi, sự kiện nào đó, bạn có thể tạo một Landing Page thu hút. Bạn có thể hiển thị làm nổi bật tất cả các sản phẩm mình muốn.

Để tạo tăng nhận diện, tạo thêm điểm nhấn cho thương hiệu, bạn có thể đặt cho Landing Page một tên miền đặc biệt, gợi ý về mục đích của Page. Ví dụ như WWW.Holiday<tên thương hiệu>.store hoặc WWW.Merrytimes<tên thương hiệu>.fun. Các phần mở rộng tên miền mới như .Store, .Online, .Fun và .Space có thể tạo thêm điểm nhấn cho thương hiệu của bạn.

Tốc độ của trang Web và dịch vụ

Cách xây dựng niềm tin khách hàng cho Website thương mại điện tử của bạn

Website cần đảm bảo tốc độ Load trang không quá 5 giây.

Tôi xin khẳng định rằng, người dùng có rất ít kiên nhẫn khi duyệt Internet. Hãy giữ tỷ lệ thoát trang ở mức thấp bằng cách đảm bảo tốc độ tải trang Web của bạn bằng hoặc dưới 5 giây. Bạn đừng quên tối ưu hóa kích thước hình ảnh để không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang nhé. Đồng thời, bạn cũng nên xóa tất cả các Plugin không cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo rằng các ứng dụng tích hợp sẵn cho thanh toán và các tính năng khác không làm chậm Website thương mại điện tử của bạn.

Tối ưu hóa cho thiết bị di động

Bạn có thể tạo ra những trải nghiệm mua sắm đáng nhớ trên thiết bị di động bằng cách tối ưu hóa trang Web của mình cho thiết bị di động. Trước khi bạn bắt đầu bất kỳ chiến dịch nào, bạn cũng nên kiểm tra xem trang Web của mình tải và hiển thị như thế nào trên các thiết bị khác nhau. Kiểm tra trên cả máy tính, điện thoại và máy tính bảng,… Nếu chưa tối ưu, bạn cần thực hiện các bước điều chỉnh để đảm bảo Web tải nhanh, căn chỉnh phù hợp, việc cuộn xem trang và duyệt dễ dàng. Công cụ kiểm tra tính thân thiện cho thiết bị di động.

Điểm neoCung cấp thanh toán nhanh chóng

Hãy giúp khách hàng của bạn tiết kiệm thời gian bằng cách đưa ra hình thức thanh toán nhanh chóng, tiện lợi. Điều này cũng giúp bạn tăng trải nghiệm tích cực đối với khách hàng khi mua hàng, giao dịch trên Website thương mại điện tử của bạn.

Quy trình đơn giản

Cách xây dựng niềm tin khách hàng cho Website thương mại điện tử của bạn

Đảm bảo quy trình thanh toán đơn giản, không  gây chán nản cho khách hàng.

Càng ít bước trong quy trình thanh toán của bạn, càng giảm khả năng khách hàng từ bỏ giỏ hàng của họ. Theo tôi, bạn nên giới hạn quy trình thanh toán của bạn sao cho không quá ba bước. Bạn chỉ nên yêu cầu họ thực hiện các bước quan trọng: Nhập tên và địa chỉ, xem xét mua hàng và thanh toán.

Thanh toán của khách

Tôi nghĩ rằng, mọi thương hiệu đều thích thu thập thông tin liên hệ của khách hàng để hiểu rõ hơn về họ. Đồng thời, doanh nghiệp cũng dùng thông tin này để tiếp tục thu hút khách hàng bằng việc tạo các ưu đãi và cá nhân hóa các ưu đãi.

Tuy nhiên, không phải mọi khách hàng đều cảm thấy thoải mái khi chia sẻ địa chỉ Email của họ, đặc biệt nếu họ làm việc với bạn lần đầu tiên.

Một số khách hàng chỉ muốn mua hàng và hoàn tất việc mua hàng và họ không muốn bị bắt buộc phải tạo tài khoản trên một Website thương mại điện tử nào đó. Vì thế, bạn nên cung cấp tùy chọn thanh toán để giúp khách hàng mua sắm dễ dàng và không bị khó chịu.

Nhiều tùy chọn thanh toán

Khách hàng có sở thích khác nhau đối với hình thức thanh toán trực tuyến. Một số người e ngại về việc tiết lộ chi tiết tài khoản ngân hàng của họ, một số khác lại thích chuyển khoản trực tuyến. Một số khách hàng khác lại có thói quen sử dụng các ứng dụng của bên thứ ba như PayPal hoặc Google Pay,… Để thuận tiện cho khách hàng, hãy đảm bảo rằng bạn đáp ứng nhiều nhất có thể thói quen thanh toán của họ bằng cách cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán nhất có thể.

Điểm neoBảo mật Website thương mại điện tử của bạn

Cách xây dựng niềm tin khách hàng cho Website thương mại điện tử của bạn

Website thương mại điện tử cần được bảo mật tốt để khách hàng yên tâm mua sắm.

Theo tôi được biết, không ít khách hàng nghi ngại việc mua sắm trực tuyến vì lý do bảo mật. Họ lo ngại về những rủi ro có thể xảy ra khi nhập thông tin nhạy cảm như số thẻ tín dụng, thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng,… khi mua hàng trực tuyến.

Do đó, bạn cần bảo mật Website của mình thật tốt. Đồng thời, hãy tạo niềm tin, cho khách hàng biết rằng thông tin của họ an toàn ở mọi bước trên trang của bạn.

Bạn cần mua chứng chỉ SSL cho trang Web của mình. Đây là chứng chỉ đảm bảo quá trình truyền dữ liệu được mã hóa từ trình duyệt đến trang Web một cách an toàn.

Các trang Web không có SSL của HTTPS trong URL sẽ bị Google gắn cờ là “không an toàn” khi người dùng truy cập. Thông báo này có thể gây nghi ngờ cho khách truy cập và khiến họ phân vân, thậm chí không mua sắm trên trang Web của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên hiển thị các chứng nhận bảo mật trên các trang thanh toán của mình để mọi người cảm thấy an toàn khi chia sẻ thông tin thanh toán.

Tổng kết

Hãy xây dựng niềm tin với khách hàng thông qua Website thương mại điện tử. Bạn đừng bỏ qua các biện pháp an toàn và nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Tôi tin rằng chúng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tăng doanh thu và phát triển lớn mạnh hơn trong sân chơi Thương mại điện tử.