5 lưu ý cần thiết khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử không phải là mô hình kinh doanh mới, nhưng vẫn sẽ tiếp tục trở thành xu hướng hàng đầu trong những năm tới đây. Đặc biệt ở thị trường đang phát triển mạnh mẽ như Việt Nam, các sàn thương mại điện tử sẽ trở thành kênh kinh doanh phổ biến của rất nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tham gia thị trường này, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề về quy trình vận hành, nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất.

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử cần lưu ý những gì?

1. Cơ sở vật chất

Kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn khách hàng, đặc biệt là với các công ty khởi nghiệp. Chính sách vận chuyển trên sàn thương mại điện tử là một trong những điểm nổi bật thu hút người mua hiện nay. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu, mà còn giúp tiết kiệm đáng kể chi phí logistic.

Doanh nghiệp bán hàng trên sàn thương mại điện tử không cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất mà chỉ cần trang bị hệ thống máy tính có mạng ổn định. Bởi lẽ, khi vận hành mô hình kinh doanh trên nền tảng này, doanh nghiệp chỉ cần có thiết bị in và xử lý đơn hàng là đủ. Về lâu dài, các doanh nghiệp nhỏ nên trang bị thêm một hệ thống phần mềm có thể quản lý tất cả các đơn hàng theo nhiều hình thức bán hàng khác nhau.

Theo đặc thù của doanh nghiệp, cũng như tùy từng loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên sàn thương mại điện tử mà doanh nghiệp áp dụng mô hình phù hợp. Các doanh nghiệp nhỏ mới tham gia thị trường tiềm năng này cần tham khảo ý kiến ​​của đơn vị tư vấn để tìm ra giải pháp và mô hình phù hợp nhất.

Doanh nghiệp bán hàng trên sàn thương mại điện tử không cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất

2. Nhân sự

Để bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên theo dõi, xử lý đơn hàng và phản hồi cho khách hàng khi có nhu cầu. Trong giai đoạn đầu đưa thông tin lên sàn thương mại điện tử, cần bố trí ít nhất 01 nhân viên tìm hiểu và quản lý việc phát hành sản phẩm.

Người xử lý đơn đặt hàng thương mại điện tử có thể là nhân viên bán hàng truyền thống vì không yêu cầu kỹ năng chuyên biệt. Chỉ khi quy mô bán hàng trên sàn thương mại điện tử tăng lên thì doanh nghiệp mới cần bố trí người chuyên trách xử lý các đơn hàng thương mại điện tử.

Ngoài ra, muốn tối ưu hóa việc kinh doanh trực tuyến nói chung, doanh nghiệp cần đầu tư vào hình ảnh sản phẩm và nội dung quảng bá. Vì thế, một nhân viên chuyên phát triển nội dung (content creator) cũng là một điểm đáng lưu ý về nhân sự. Bởi lẽ, khách hàng không thể nhìn thấy sản phẩm trực tiếp nên hình ảnh là thứ duy nhất khiến họ cảm nhận được sản phẩm thực tế. Ngoài ra, một bức ảnh đẹp, sắc nét sẽ là điểm nhấn thu hút, giúp doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ cùng ngành.

Người xử lý đơn đặt hàng thương mại điện tử có thể là nhân viên bán hàng truyền thống

3. Quy trình vận hành

Bên cạnh quy trình vận hành hiện có, doanh nghiệp cần bố trí nhân sự thực hiện quy trình vận hành mới theo quy chế hoạt động của sàn thương mại điện tử. Khi tham gia vào nhiều sàn thương mại điện tử khác nhau, doanh nghiệp cần triển khai nhiều quy trình vận hành và kế hoạch hoạt động khác nhau. Việc quản lý tồn kho sản phẩm cũng cần được quan tâm, vì việc không có hệ thống quản lý đơn hàng tự động sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh.

4. Lựa chọn mô hình tham gia sàn TMĐT

Việc lựa chọn mô hình kinh doanh của sàn thương mại điện tử kết hợp với hình thức kinh doanh truyền thống hoặc kinh doanh trực tuyến là một xu hướng tất yếu. Nắm được quy luật này, các sàn thương mại điện tử đang dần hoàn thiện giao diện của mình và tích hợp thêm nhiều tính năng giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí và nhân sự quản lý kho vận. Đồng thời, việc này cũng mang lại lợi ích cho khách hàng trong việc lựa chọn thời gian giao hàng, phương thức thanh toán và nhận ưu đãi qua các chương trình khuyến mại trên sàn thương mại điện tử.

Ngoài ra, doanh nghiệp bán hàng trên sàn thương mại điện tử cũng nên xem xét mô hình ký gửi sản phẩm. Với mô hình này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tin tưởng giao cho sàn thương mại điện tử quản lý hoạt động bán hàng, giao hàng và thu tiền. Tuy nhiên, cần cân nhắc về chi phí bảo quản hàng hóa có giá trị cao, hàng dễ vỡ và sự chủ động trong việc phân phối hàng cho các chương trình khuyến mãi.

Doanh nghiệp bán hàng trên sàn thương mại điện tử cũng nên xem xét mô hình ký gửi sản phẩm

5. Xây dựng lòng tin của người tiêu dùng với DN trên sàn TMĐT

Doanh nghiệp cần thiết lập các bản mô tả thông tin sản phẩm chi tiết và chân thực nhất có thể. Ngoài việc đăng ảnh sản phẩm, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng video giới thiệu công dụng, cách sử dụng sản phẩm để tạo lòng tin cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng uy tín dựa trên phản hồi của khách hàng đã mua và trải nghiệm sản phẩm hay cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và chế độ bảo hành. Để thúc đẩy hành động mua của khách hàng, doanh nghiệp có thể chủ động cho phép họ lựa chọn nhiều đối tác giao hàng, thời gian giao hàng và phương thức thanh toán.

Doanh nghiệp có thể xây dựng uy tín dựa trên phản hồi của khách hàng

Để bán hàng trên sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp cần quan tâm đến rất nhiều vấn đề và huy động tối đa nguồn nhân lực hiện có. 5 đề mục trên đây có thể hữu ích trong quá trình xây dựng mô hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp bạn. Nếu bạn muốn thiết lập quy trình vận hành hoạt động kinh doanh trên các nền tảng này, hãy liên hệ ngay với Tâm Nghĩa để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay!